1. Hình thức đào tạo: Không tập trung, theo học chế tín chỉ.
2. Thời gian đào tạo: 2 năm.
3. Chỉ tiêu tuyển sinh: Chỉ tiêu cụ thể sẽ thông báo trước mỗi đợt tuyển sinh.
4. Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển và thi tuyển.
5. Đối tượng và điều kiện dự tuyển
5.1. Yêu cầu chung đối với người dự tuyển
- Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp (Phụ lục 1). Đối với các thí sinh chọn theo định hướng Thạc sĩ nghiên cứu, yêu cầu bằng tốt nghiệp đại học phải đạt từ loại khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu.
- Đáp ứng các yêu cầu khác của chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và theo quy định của chương trình đào tạo.
- Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Cụ thể: Thí sinh đủ điều kiện dự tuyển khi có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau về ngoại ngữ:
+ Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ nước ngoài;
+ Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do Trường Đại học GTVT cấp trong thời gian không quá 02 năm mà chuẩn đầu ra của chương trình đã đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ đạt trình độ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
+ Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ Ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định tại Phụ lục 2 hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố (Danh sách các đơn vị cấp chứng chỉ - Phụ lục 3), còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
- Thí sinh dự tuyển là công dân nước ngoài phải đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt.
Lưu ý: Yêu cầu ngoại ngữ đầu vào và ngoại ngữ đầu ra đối với mỗi người học phải cùng một ngôn ngữ và chuẩn đầu ra ngoại ngữ đối với người học đạt trình độ Thạc sĩ là có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên và không trong thời gian thi hành án hình sự, được cơ quan quản lý nhân sự nơi đang làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận.
- Có đủ sức khỏe để học tập.
- Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định.
5.2. Yêu cầu riêng đối với người dự tuyển theo phương thức xét tuyển: Ngoài các yêu cầu tại mục 6.1, thí sinh dự tuyển theo phương thức xét tuyển phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Đã tốt nghiệp đại học hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) loại khá trở lên hệ chính quy, ngành phù hợp không phải học bổ sung kiến thức (Phụ lục 1).
- Điểm trung bình các học phần Toán cao cấp từ 6,0 trở lên, trong đó không có điểm của học phần Toán cao cấp nào nhỏ hơn (dưới) 5,0.
6. Hồ sơ đăng ký dự tuyển: gồm có:
- Phiếu dự tuyển (Phụ lục 4a hoặc Phụ lục 4b);
- Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp và phụ lục văn bằng (bảng điểm) bậc đại học;
- Bản sao có chứng thực các văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ;
- Bản sao có chứng thực Giấy công nhận về văn bằng là bằng tốt nghiệp đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp đối với các trường hợp văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp;
- Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên (nếu có);
- Bản sao có chứng thực giấy khai sinh;
- Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để học tập của bệnh viện đa khoa cấp quận (huyện) trở lên;
- 04 ảnh chân dung 4x6 cm trong thời hạn 06 tháng tính từ ngày chụp đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi dự thi (cùng loại với ảnh được xác nhận trong Phiếu dự tuyển).
(Tất cả các bản sao có chứng thực thí sinh phải đối chiếu bản chính khi nộp hồ sơ).
- Thí sinh phải học bổ sung kiến thức đăng ký học và nộp hồ sơ từ 15/3/2024 đến 25/4/2024. Thí sinh không phải học bổ sung kiến thức nộp hồ sơ từ 15/3/2024 đến 15/5/2024;
- Học bổ sung kiến thức: Dự kiến từ 01/5/2024 đến 18/5/2024 (các thí sinh thuộc diện bổ sung kiến thức phải hoàn thiện các học phần bổ sung);
- Ôn tập kiến thức các môn thi tuyển: Dự kiến từ 20/5/2024 đến 31/5/2024 thí sinh diện thi tuyển ôn tập kiến thức các môn thi tuyển;
- Thời gian xét tuyển: Dự kiến xét tuyển trong tuần từ 27/5/2024 đến 31/5/2024;
- Thời gian thi tuyển: Dự kiến thi tuyển vào các ngày 08/6 và 09/6/2024.
- Thời gian nhập học: Dự kiến cuối tháng 6/2024.
- Thí sinh phải học bổ sung kiến thức đăng ký học và nộp hồ sơ từ 16/9/2024 đến 25/10/2024. Thí sinh không phải học bổ sung kiến thức nộp hồ sơ từ 16/9/2024 đến 15/11/2024;
- Học bổ sung kiến thức: Dự kiến từ 01/11/2024 đến 18/11/2024 (các thí sinh thuộc diện bổ sung kiến thức phải hoàn thiện các học phần bổ sung);
- Ôn tập kiến thức các môn thi tuyển: Dự kiến từ 21/11/2024 đến 04/12/2024 thí sinh diện thi tuyển ôn tập kiến thức các môn thi tuyển;
- Thời gian xét tuyển: Dự kiến xét tuyển trong tuần từ 25/11/2024 đến 29/11/2024;
- Thời gian thi tuyển: Dự kiến thi tuyển vào các ngày 07/12 và 08/12/2024.
- Thời gian nhập học: Dự kiến cuối tháng 12/2024.
8.1. Quy trình xét tuyển:
- Sử dụng điểm trung bình tích lũy toàn khóa đại học để xét tuyển;
- Theo chỉ tiêu đã được thông báo cho từng ngành đào tạo, Nhà trường sẽ xét tuyển theo điểm trung bình tích lũy toàn khóa đại học từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu. Trong trường hợp có nhiều thí sinh có điểm trung bình tích lũy toàn khóa đại học bằng điểm nhau sẽ ưu tiên cho thí sinh có điểm trung bình các học phần Toán cao cấp cao hơn.
- Các trường hợp phải bổ sung kiến thức, thí sinh phải hoàn thành các học phần học bổ sung trước khi thi tuyển.
- Các môn thi tuyển: Toán cao cấp; Chủ chốt ngành (Phụ lục 1).
- Sau khi có điểm thi các môn, các thí sinh đạt từ 50% của thang điểm đối với mỗi môn thi (sau khi đã cộng điểm ưu tiên, nếu có) sẽ thuộc diện xét trúng tuyển;
- Căn cứ vào chỉ tiêu đã được thông báo cho từng ngành đào tạo và tổng điểm của hai môn thi của từng thí sinh, hội đồng tuyển sinh xác định phương án điểm trúng tuyển.
- Trường hợp có nhiều thí sinh cùng tổng điểm hai môn thi (đã cộng cả điểm ưu tiên, nếu có) thì xác định người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên sau:
+ Thí sinh là nữ ưu tiên theo quy định tại Khoản 4, Điều 16 Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 về các biện pháp đảm bảo bình đẳng giới;
+ Người có điểm cao hơn của môn Toán.
9. Các mức thu dịch vụ tuyển sinh, học phí:
- Lệ phí đăng ký xét tuyển, thi tuyển: 60.000 đồng/ hồ sơ;
- Lệ phí xét tuyển, thi tuyển: 840.000 đồng/ hồ sơ;
- Học phí ôn tập 2 môn: 1.200.000 đồng/ thí sinh;
- Học phí học bổ sung kiến thức:
+ Lớp từ 15 học viên trở lên: Các ngành thuộc khối ngành III: 353.125 đồng/ tín chỉ;
Các ngành thuộc khối ngành V: 415.625 đồng/ tín chỉ;
Các ngành thuộc khối ngành VII: 337.500 đồng/ tín chỉ.
+ Lớp từ 1 đến 7 học viên: 1.792.100 đồng/ tín chỉ;
+ Lớp từ 8 đến 14 học viên: 1.126.450 đồng/ tín chỉ.
- Học phí đào tạo trình độ thạc sĩ:
Các ngành thuộc khối ngành III: 595.238 đồng/ tín chỉ;
Các ngành thuộc khối ngành V: 690.476 đồng/ tín chỉ;
Các ngành thuộc khối ngành VII: 571.429 đồng/ tín chỉ.
- Lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm: Thực hiện theo Nghị định 81/NĐ-CP của Chính phủ.
10. Địa chỉ liên hệ: Mọi thủ tục thí sinh liên hệ
Tại Hà Nội: PHÒNG KHẢO THÍ VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
Phòng 209, nhà A9, Trường Đại học GTVT
Số 3 phố Cầu Giấy, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP. Hà Nội
Website: utc.edu.vn/ Tuyển sinh/ Sau đại học; tuyensinh.utc.edu.vn
Phân hiệu tại TP.HCM: PHÒNG KHẢO THÍ VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
450 Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Website: tuyensinh.utc2.edu.vn/ Thông báo tuyển sinh/ Sau đại học./.